Tăng cường tiếng Việt cho trẻ em vùng dân tộc thiểu số: “Cô giáo - người mẹ hiền thứ hai”

Chủ nhật - 23/12/2018 12:00

Tăng cường tiếng Việt cho trẻ em vùng dân tộc thiểu số: “Cô giáo - người mẹ hiền thứ hai”

Tăng cường tiếng Việt cho trẻ em vùng dân tộc thiểu số: “Cô giáo - người mẹ hiền thứ hai”

      

     Tiếng Việt vừa là môn học cơ bản, đối với trẻ mầm non tiếng Việt còn là phương tiện để trẻ giao tiếp với cô giáo, bạn bè đồng thời giúp trẻ tiếp thu kiến thức và kỹ năng của các môn học trong chương trình giáo dục mầm non.  Ngày đầu tiên tới trường, tới lớp với bao lạ lùng, bỡ ngỡ, phải xa gia đình, xa bố mẹ và làm quen với những người bạn mới...  Chính vì vậy mà vai trò của cô giáo mầm non càng được nhấn mạnh. Cô là người gần gũi, dạy trẻ từng câu, từng lời, dạy trẻ từ những cái đơn giản nhất để trẻ có thể hiểu, phát âm đúng và có thể dùng tiếng Việt để giao tiếp với bạn bè và những người xung quanh. Để làm được điều đó bản thân cô giáo cũng cần phải tìm hiểu về phong tục tập quán, tâm sinh lí của từng trẻ trong lớp, ngôn ngữ địa phương để bước đầu tiếp cận và dạy trẻ dần dần.

      Bản thân cô giáo là người có phẩm chất đạo đức tốt, không quản ngại khó khăn, gian khổ để hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao, là người luôn hòa đồng, thân ái tạo được sự tin yêu, tín nhiệm của học sinh, phụ huynh. Đồng thời cô giáo cũng có trình độ chuyên môn, có năng lực trong công tác, nắm chắc phương pháp của các bộ môn, linh hoạt trong việc ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy. Bản thân yêu nghề, mến trẻ, luôn cố gắng tìm tòi tạo ra cái mới để dạy trẻ có hiệu quả nhất.

     Việc sử dụng song ngữ trong quá trình dạy tiếng Việt cho trẻ là rất cần thiết và mang lại hiệu quả rất lớn trong việc tăng cường tiếng Việt cho trẻ dân tộc. Ở những điểm trường dân cư sống không tập chung, việc bất đồng ngôn ngữ giữa cô và trẻ, làm ảnh hưởng đến việc chăm sóc giáo dục trẻ.

Ngoài ra, địa hình phức tạp cũng khiến việc đi đến lớp học của trẻ mầm non còn gặp nhiều khó khăn. Mặt bằng kinh tế của người dân còn thấp, chủ yếu làm ruộng, làm nương, một số phụ huynh chưa nhận thức được rõ về tầm quan trọng của việc dạy tiếng Việt cho con em mình nó có tác dụng cần thiết như thế nào đối với việc nhận thức và hình thành nhân cách của trẻ.

      Trước tình hình dó, nhà trường và tổ chuyên môn xây dựng kế hoạch và triển khai thực hiện chuyên đề phù hợp với tình hình thực tế. Tổ chức cho giáo viên được bồi dưỡng và học tiếng dân tộc, đảm bảo cho giáo viên dạy vùng dân tộc thiểu số biết tiếng mẹ đẻ của trẻ để giao tiếp, tổ chức các hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ.

Tổ chuyên môn bồi dưỡng cách xây dựng kế hoạch lồng ghép TCTV 


     Linh hoạt sử dụng các tình huống dạy trẻ tiếng Việt, sửa tật nói ngọng, rèn cho trẻ tự tin trong giao tiếp tiếng Việt.
     Tạo môi trường lớp học của nhóm lớp  phù hợp đối với trẻ.

  

     Các cô tạo môi trường của các nhóm, lớp có nhiều cơ hội học tập và được hoạt động với môi trường tiếng Việt, cho dù trẻ học trong lớp đơn hay lớp mẫu giáo ghép như:  Tủ đựng đò, đồ cá nhân của trẻ.  

              

      Các thiết bị trong lớp được dán ký hiệu bằng các chữ cái; các mảng tường có sử dụng đa dạng các kiểu chữ cái; các chữ cái và chữ số treo/ dán trong lớp. 

         

 

     Trẻ được phát triển tiếng Việt, giao tiếp bằng tiếng Việt qua: Các góc chơi của trẻ, tổ chức các giờ học tiếng Việt cho trẻ mẫu giáo vào các buổi chiều trong tuần, các hoạt động giáo dục khác có tăng cường sự giao lưu, giao tiếp bằng tiếng Việt giữa trẻ - trẻ, giữa trẻ - cô và những người xung quanh.

                           
     
      Các nhóm, lớp tạo ra môi trường giao tiếp bằng tiếng Việt tích cực thông qua nhiều hình thức như: tổ chức các giờ học tiếng Việt cho trẻ mẫu giáo vào các buổi chiều trong tuần, tổ chức các trò chơi ngôn ngữ, các hoạt động giáo dục khác có tăng cường sự giao lưu, giao tiếp bằng tiếng Việt giữa trẻ - trẻ, giữa trẻ - cô và những người xung quanh.
     Môi trường ngoài lớp học: Tận dụng các điều kiện cơ sở vật chất sẵn có của trường, tận dụng các cây trong vườn trường, mảng tường, sân chơi... khuyến khích trẻ giao tiếp, tương tác với nhau bằng tiếng Việt.

       

     Tổ chức các các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, cô tạo môi trường, các hoạt động trải nghiệm, sáng tạo, tạo sân chơi và môi trường giao tiếp tiếng Việt cho trẻ.

          
     

     Riêng đối với lớp mẫu giáo ghép, môi trường tiếng Việt đã quan tâm đến tính phù hợp với sự khác biệt về nội dung giáo dục của các độ tuổi, về văn hóa của các dân tộc có trong lớp. Đặc biệt là môi trường giao tiếp tiếng Việt tăng cường sự giao tiếp giữa trẻ các độ tuổi với nhau (cùng độ tuổi, khác độ tuổi) và có sự đan xen về độ tuổi cũng như trình độ tiếng Việt để trẻ có nhiều cơ hội học tập và chia sẻ, không kỳ thị hoặc phân biệt đối xử.
 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Thực đơn
Bữa sáng:

- Sữa Cô gái Hà Lan
- Phở bò

Bữa trưa:

- Cơm
- Canh bí đỏ hầm xương
- Bò nấu đậu
- Dưa hấu

Bữa xế:

- yaourt

Bữa chiều:

- Miến gà

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây